Cách tính M2 xây dựng

Post on 9 Tháng Chín, 2022 by Nguyên Hải Yến

Cách tính M2 xây dựng

Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Thịnh Vượng Group là một trong những đơn vị tư vấn thiết kế và thi công xây dựng trọn gói tốt nhất hiện nay. Qua một quá trình nghiên cứu tìm hiểu sau đây Nhà Thịnh Vượng sẽ chỉ ra cách tính diện tích xây dựng theo quy chuẩn xây nhà ở hiện nay.

1 Tại sao lại phải tính diện tích xây dựng?

Đây là một trong những bước không thể thiếu đối với tất cả các công trình sắp thi công. Việc tính m2 giúp gia chủ dự toán chi phí ban đầu tránh các phát sinh không mong muốn. Bên cạnh đó còn giúp phần thiết kế móng nhà và cả công trình được chính xác, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, việc tính toán này có vẻ phức tạp nên các gia chủ thường tìm đến những đơn vị thiết kế thi công uy tín nhất.

2 Cách tính m2 xây dựng phần thô

Ngày nay, khi xây nhà, diện tích sàn thường được tính bằng mét vuông. Nhưng để tính được khối lượng công việc trước hết phải chia công trình xây dựng thành nhiều phần sau đó chuyển đổi từng phần sang mét vuông. Khi đã ra được con số cụ thể thì căn cứ vào đơn giá của đơn vị thầu rồi nhân lên.

2.1 Tính m2 sàn xây dựng

Ngày nay, khi xây nhà, người ta thường tính diện tích theo mét vuông sàn. Song, để tính toán được khối lượng công việc, trước hết chúng ta cần chia công trình xây dựng ra làm nhiều phần. Sau đó quy đổi từng phần đó ra mét vuông.

Khi đã ra được những con số cụ thể, thì dựa vào bảng báo giá của đơn vị thầu rồi nhân lên. Trong đó, cách tính mét vuông xây dựng từng phần (từng hạng mục) cụ thể như sau:

Công thức tính m2 sàn xây dựng = chiều dài x chiều rộng

Tuy nhiên, bạn phải làm phép tính cộng tổng diện tích tất cả các sàn xây dựng trong công trình thì mới ra được tổng m2 sàn. 

Một ví dụ cụ thể để bạn có thể dễ dàng hình dung: Khu đất có diện tích sàn là 100m2 – sau khi đã áp dụng công thức dài x rộng. Tuy nhiên, công trình của bạn bao gồm thêm 1 tầng trệt và 3 tầng lầu. Như vậy tổng diện tích sàn ở đây phải bằng 100 x 4, kết quả là 400 mét vuông.

2.2 Tính M2 cho phần móng nhà

Thiết kế móng nhà chính là hạng mục quan trọng nhất khi xây dựng công trình. Bởi đây là phần chịu lực chính cho toàn bộ những hạng mục bên trên. Tùy theo từng loại móng mà chúng ta có những cách tính mét vuông khác nhau.

Hiện nay có 03 loại móng chính, đó là: móng cọc, móng băng và móng bè. Chi tiết như sau:

Móng băng Móng cọc  Móng bè
  • Móng băng chính là loại thiết kế được hầu hết các công trình nhà ở sử dụng. Với loại móng này, tính bằng 50% diện tích của tầng trệt là chính xác.
  • Nếu dựa trên diện tích tầng trệt thì móng cọc sẽ được tính từ 20-40%, nhưng cũng còn tùy thuộc vào diện tích của đài móng. Đối với mỗi một thiết kế nhà, đơn vị thầu sẽ rà soát và làm phép tính để đưa ra kết quả chính xác hơn. 
  • Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ khi thiết kế làm móng cọc. Bởi phần cọc có giá chuẩn khác nhau theo từng mét vuông nên cách tính 20% đến 40% diện tích này chưa bao gồm phần cọc.
  • Móng bè thường được tính diện tích bằng 80% diện tích tầng trệt. Bởi thiết kế này thường được dàn đều trên mặt bằng nền. 
  • Bên cạnh móng bè còn có móng cốc (hay còn gọi là móng đơn) sẽ được tính riêng. Loại móng này thường được thiết kế cho kiểu nhà cấp 4 nhỏ có mái tôn, hay các nhà xưởng có mái tôn.

2.3 Tính M2 cho phần hầm

Phần hầm là phần thiết kế sâu xuống dưới đất, thường được sử dụng để chứa đồ hay làm gara. Đặc biệt, phần này không bắt buộc khi xây nhà ở hay các công trình dân dụng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc không phải nhà nào cũng có tầng hầm. 

Tuy nhiên, khi tính tầng hầm (nếu có) người ta sẽ dựa vào độ sâu tính từ vỉa hè. Song, do phần này là phần có kết cấu chịu lực lớn, đồng thời phải đào sâu nên giá thành cũng khá cao. Cách tính m2 tầng hầm như sau:

  • Bằng 150% diện tích tầng trệt tính với độ cao tầng hầm nhỏ hơn 1,3m.
  • Bằng 170% diện tích tầng trệt khi có độ cao lớn hơn 1,3 và nhỏ hơn 1,7m. Bằng 200% diện tích tầng trệt với độ cao nhỏ hơn 2m và lớn hơn 1,7m.
  • Bằng 250% diện tích của tầng trệt nếu độ cao lớn hơn 2m.

2.4 Tính M2 cho phần thân nhà

Để tính m2 cho phần thân nhà thì người ta thường chia thành 2 loại. Cụ thể như sau: 

– Có mái che: Cách tính sẽ bao gồm mặt bằng sàn của tầng trệt, khu vực tầng lầu, tầng tum, sân thượng, tầng lửng (nếu có). Và bằng 100% diện tích sàn mét vuông.

Không có mái che: Đối với phần không có mái che (trừ đi khoảng sân trước và sân sau nếu có) thì sẽ được tính thêm 50% diện tích mét vuông sàn. 

  • Tính Diện Tích Cho Phần Mái (Mái Ngói Hoặc Các Loại Mái Khác)

Cách tính diện tích phần mái tương tự như với phần móng. Bởi mỗi thiết kế nhà ở lại có một kiểu mái khác nhau. Hiện nay, phổ biến nhất là 5 loại mái với cách tính m2 như sau:

  • Đối với thiết kế làm mái sân thượng hay gặp ở mẫu nhà ống và nhà phố: tính 30% mét vuông diện tích sàn xây dựng.
  • Đối với mái bê tông cốt thép: tính 50% diện tích sàn xây dựng.
  • Nếu nhà có sử dụng mái tôn thường: tính 15%, tôn PU giả ngói: tính 30% diện tích sàn xây dựng. Cách tính này đã bao gồm phần tôn lợp hoàn chỉnh.
  • Tính 70% diện tích mặt nghiêng với mái ngói sử dụng kèo sắt. Cách tính này đã bao gồm cả ngói và khung.
  • Tính 100% diện tích mặt nghiêng với loại ngói bê tông cốt thép (cả hệ Lito và hệ lợp). Sở dĩ có cách tính này là do phía dưới mái bê tông cốt thép có tạo hình ở phía dưới.

3 Cách Tính Diện Tích Xây Dựng Cho Các Công Trình Phụ Trợ

Bên cạnh các hạng mục trên thì còn có một số phần phụ trợ như sân trước và sân sau.

  • Đối với phần này, tính 50% diện tích sàn mét vuông xây dựng nếu không có móng nhà.
  • Ngược lại, nếu mô hình nhà dân dụng đó có móng nhà thì sẽ được tính bằng 70% diện tích sàn mét vuông xây dựng. 

Ngoài ra, phần phụ phát sinh còn có các ô trống. Với các ô có diện tích bé hơn 8m2, tính bằng 100% diện tích mét vuông xây dựng. Ngược lại tính 50% diện tích xây dựng với các ô có diện tích lớn hơn 8m2. 

Phần phát sinh cũng sẽ bao gồm trong đơn giá xây nhà như sân vườn, tiểu cảnh,… Tất cả đều có cách tính riêng tùy thuộc vào nhà thầu nhận xây dựng công trình.

4. Một Số Kiểu Nhà Và Cách Tính Diện Tích Xây Dựng Tương Ứng

Nắm được cách tính mét vuông giúp cho công việc tính toán chi phí xây dựng trở nên đơn giản, chính xác hơn so với cách tính theo phương pháp bóc tách hạng mục.

4.1 Cách tính M2 xây dựng cho nhà chữ L

Thông thường, tính diện tích sẽ được thực hiện bởi công thức chiều dài nhân chiều rộng. Tuy nhiên, đối với nhà có hình chữ L thì phép tính chưa thể dừng lại ở đó, mà phải thêm vài bước nữa.

Đầu tiên, cần phải chia căn nhà ra làm hai khối, đặt lần lượt số thứ tự khối một và khối hai. Sau đó tính lần lượt diện tích m2 khối 1 và khối 2 rồi cộng hai kết quả vừa nhân được sẽ ra diện tích m2 nhà chữ L.

Diện tích xây dựng = S khối 1 + S khối 2

  • S khối 1 = dài khối 1 x rộng khối 1.
  • S khối 2 = dài khối 2 x rộng khối 2.
     

4.2 Công thức tính M2 xây dựng cho nhà chéo

Với mẫu nhà kiểu chéo, bạn cũng không sử dụng công thức tính diện tích thông thường mà phải chia ra làm hai khối. Trong đó có một khối là hình vuông hoặc hình chữ nhật; khối còn lại sẽ là hình thang. Tiếp tục tính riêng 2 khối diện tích sau đó cộng vào. 

Diện tích xây dựng = S1+ S2

4.3 Tính M2 xây dựng cho nhà kiểu tròn

Cách tính m2 nhà tròn sẽ không áp dụng như thông thường theo kiểu dài nhân rộng. Bởi mô hình nhà kiểu này còn có phần hình bán nguyệt tương đối phức tạp. Do vậy, cần nắm được công thức tính diện tích hình bán nguyệt thì mới có thể tính m2 xây dựng nhà tròn. tính diện tích từng khối, sau đó cộng dồn vào sẽ ra kết quả. 

Diện tích xây dựng = S1 + S2 + S3

Trong đó diện tích của hình bán nguyệt (một trong 3 S) sẽ tính theo công thức: S = (π x r2) : 2

Tóm lại, với mỗi kiểu thiết kế sàn, bạn lại phải áp dụng những công thức tính khác nhau. Để ra được cách tính mét vuông xây dựng chính xác, bạn cần phải nắm được các công thức tính diện tích khối hình cơ bản, bao gồm hình vuông, hình chữ nhật, hình bán nguyệt, hình thang, tam giác,…

5. Lưu Ý Cách Tính Diện Tích Cho Một Số Hạng Mục Khác

Trên đây là cách tính m2 cho các hạng mục phần thô khi xây dựng công trình dân dụng. Với các hạng mục hoàn thiện khác như lát đá cầu thang, tường nhà, chúng ta lại có cách tính khác nhau. 

5.1 Cách tính M2 lát đá cầu thang

Để tính được m2 lát đá cầu thang, bạn cần tính được các diện tích sau: mặt bậc, cổ bậc, chiếu nghỉ, phần len chân tường. 

5.2 Cách tính M2 phòng

Phần việc này sẽ phục vụ cho quá trình lát nền hay lát tường trang trí phòng. Cách tính m2 phòng thông dụng nhất và cũng chính xác nhất là công thức chiều dài x chiều rộng. Công thức này cũng áp dụng cho cách tính diện tích đất ruộng…Ngoài ra còn có các công thức như cách tính m2 cửa, cách tính m2 tường nhà,… bạn có thể áp dụng trực tiếp công thức trên.

Hy vọng bài viết trên của Nhà Thịnh Vượng sẽ giúp các bạn nắm được cách tính m2 xây dựng cho công trình của mình. Hãy đến với Nhà Thịnh Vượng, chúng tôi sẽ không làm các bạn thất vọng với các mẫu thiết kế vô cùng độc đáo, sáng tạo và bắt kịp xu thế hiện nay. Chúng tôi luôn làm việc hết mình với phương châm “Độc đáo trong thiết kế, chất lượng trong thi công” để đem đến sự hài lòng nhất cho Qúy khách hàng.

Liên hệ tư vấn: 

Hotline/Zalo: 097.657.2468 – 0967.228.000

Website: https://nhathinhvuong.vn/

Email: nhathinhvuongvn@gmail.com

YouTube: Kênh review Nhà Thịnh Vượng

VPGD Hà Nội: Tòa Nhà Thịnh Vượng,16TM3E-7 Nguyễn Xiển, The Manor Central Park, Hoàng Mai.

VPGD HCM: Tòa Nhà Thịnh Vượng S705.10.15 – Khu Origami – Vinhomes Grand Park, P. Long Thạnh Mỹ, TP. Thủ Đức

Đánh giá bài viết

Danh mục:

Bài viết liên quan:

    Để lại bình luận hoặc câu hỏi để được giải đáp nhanh chóng.



      NHẬN TƯ VẤN PHONG THỦY MIỄN PHÍ

      Kiểu nhà
      Số tầng
      Diện tích tầng 1
      Phong cách thiết kế
      Tổng mức đầu tư (kiến trúc + nội thất)
      Email/Zalo
      Điện thoại*
      Họ tên*

      MẪU LÂU ĐÀI ĐẲNG CẤP

      KIẾN TRÚC BIỆT THỰ ĐẸP

      THIẾT KẾ THI CÔNG NỘI THẤT

      THIẾT KẾ THI CÔNG NHÀ PHỐ

      CÔNG TRÌNH ĐANG TRIỂN KHAI

      X

        Nhận mẫu nhà miễn phí & khái toán thi công